Ngày lịch đỏ là gì?
Ở Việt Nam, chúng ta thường có những ngày nghỉ lễ. Nhưng ở Nhật Bản thì ngày đó lại được gọi là ngày lịch đỏ.
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản nếu ngày lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai tuần kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù. Nếu một ngày xen giữa 2 ngày lễ, thì ngày đó người lao động cũng được nghỉ.
Ngày lịch đỏ Nhật Bản thường làm gì?
Theo luật pháp Nhật Bản quy định, những ngày lịch đỏ thì tất cả công dân sẽ được nghỉ và tham gia vào những lễ hội chung của dân tộc. Tuy nhiên một số xí nghiệp cần lao động làm việc, họ có thể “mua ngày nghỉ” của lao động bằng một mức lương cao gấp 2 gấp 3 vì thế hầu hết lao động Việt Nam đều mong muốn được làm thêm vào những ngày này.
Thời điểm này, du học sinh và lao động Việt Nam cũng thường tổ chức những cuộc giao lưu ăn hóa Việt Nhật, gặp mặt mặt cộng đồng người Việt ở Nhật.
Đối với du khách muốn trải nghiệm Nhật Bản, đến vào những ngày lịch đỏ, họ sẽ được khám phá nhiều hơn về những nét văn hóa truyền thống tại đây. Những dịp lễ hội, các hoạt động giải trí, văn hoá, văn nghệ được diễn ra, thành phố được trang trí đẹp mắt lộng lẫy hơn ngày thường. Du khách sẽ có nhưng trải nghiệm thú vị hơn.
Danh sách các ngày lịch đỏ của Nhật Bản:
STT | TÊN NGÀY LỄ | THỜI GIAN |
---|---|---|
1 | Ngày mồng một Tết | Ngày 1 tháng 1 |
2 | Ngày lễ thành niên | Thứ hai tuần thứ hai của tháng 1 |
3 | Ngày quốc khánh | Ngày 11 tháng 2 |
4 | Ngày xuân phân | Ngày 21 hoặc 20 tháng 3 |
5 | Ngày Chiêu Hòa | Ngày 29 tháng 4 |
6 | Ngày kỷ niệm Hiến pháp | Ngày 3 tháng 5 |
7 | Ngày lễ đân tộc | Ngày 4 tháng 5 |
8 | Ngày thiếu nhi | Ngày 5 tháng 5 |
9 | Ngày của biển | Ngày thứ Hai tuần thứ ba của tháng 7 |
10 | Ngày của núi | Ngày 11 tháng 8 |
11 | Lễ hội Obon | Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 |
12 | Ngày kính lão | Ngày thứ Hai tuần thứ ba của tháng 9 |
13 | Ngày thu phân | Khoảng ngày 23 tháng 9 |
14 | Ngày thể dục thể thao | Ngày thứ Hai tuần thứ hai của tháng 10 |
15 | Ngày văn hóa | Ngày 3 tháng 11 |
16 | Ngày tạ ơn người lao động | Ngày 23 tháng 11 |
17 | Sinh nhật của Thiên hoàng | Ngày 23 tháng 12 |
1. Ngày Mồng 1 Tết
Đây là ngày lễ quan trọng nhất của Nhật Bản, nước Nhật có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo dương lịch như các nước phương Tây. Người Nhật sẽ chuẩn bị đón năm mới từ ngày 31/12. Hầu hết các công ty tại Nhật Bản đều cho nhân viên nghỉ từ ngày 30 tết đến hết ngày mồng 3 tết, và bắt đầu công việc từ ngày mùng 4.
Vào sáng ngày đầu tiên của năm mới (1/1), các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới, có ý nghĩa trừ tà trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ. Sau đó là món canh bánh dày Ozoni, món này sử dụng các nguyên liệu từ củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.
2. Ngày lễ Thành Niên
Thời gian trước đây, ngày lễ thành niên được diễn ra vào 15 tháng , tuy nhiên hiện nay ngày này đã chuyển thành ngày thứ Hai của tuần thứ 2 tháng 1. Đây là ngày lễ dành cho những nam nữ thanh niên tròn 20 tuổi – đây là độ tuổi được xem là độ tuổi trưởng thành của thanh niên tại Nhật Bản.
3. Ngày Quốc Khánh
Được xem là một trong 4 ngày lễ lớn của Nhật Bản được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành.. Quốc khánh Nhật Bản (Kenkoku Kinen no Hi) là ngày 11 tháng 2. Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật chính thức đăng quang.
Ngày Quốc Khánh Nhật Bản được xem là một ngày nghỉ quan trọng nhất trong lịch đỏ Nhật Bản hàng năm và được người dân đón nhận rất nồng nhiệt, tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành.
4. Ngày xuân phân
Ngày xuân phân trong lịch Nhật Bản 2019 vào ngày 20 tháng 3. Ngày xuân phân được xem là ngày lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, tại Nhật Bản đây là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình. Ngoài ra ngày này được coi như là ngày lễ để ca tụng thiên nhiên, các sinh vật sống.
Đây là cũng là thời điểm hoa anh đào nở, các lễ hội về hoa anh đào được tổ chức rầm rộ trên cả nước. Mùa hoa anh đào thu hút rất nhiều du khách đến thăm. Dịp này, cộng đồng người Việt ở Nhật tổ chức họp thường niên gặp mặt và giao lưu.
5. Ngày Chiêu Hòa
Đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà, diễn ra vào 29 tháng 4. Trước năm 2007 thì ngày này được gọi là ngày Xanh. Tuy nhiên đến sau khi Hoàng Đế Chiêu Hòa mất người Nhật đã lấy ngày này trở thành ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên.
6. Ngày kỷ niệm hiến pháp
Bắt đầu từ năm 1947, ngày mồng 3 tháng 5 chính thức được chọn làm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập đánh dấu và gợi nhớ một sự kiện – một thể chế mới được thiết lập, đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chính thức có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
7. Ngày lễ dân tộc (hay còn gọi là ngày xanh)
Ngày lễ dân tộc vào ngày mồng 4 tháng 5, còn được gọi là ngày Xanh. Từ năm 2006 trở về trước, ngày Xanh được kỷ niệm vào ngày sinh của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa 29 tháng 4 vì ông Vua này rất yêu cây cối và thiên nhiên.
8. Ngày thiếu nhi
Ngày tết thiếu nhi (Kodomo no hi) diễn ra vào ngày mồng 5 tháng 5 Dương lịch, là một trong những ngày Quốc lễ của Nhật và là một phần trong Tuần lễ vàng. Đây là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.
Từ ngày 29/4-5/5 người Nhật được nghỉ hưởng lương, đây là kỳ nghỉ dài nhất trong nằm của người Nhật. Đây là tuần lễ vàng của Nhật Bản.
9. Ngày của biển: Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7
Bắt đầu từ năm 1996, ngày của biển được chọn làm quốc lễ của Nhật Bản. Ngày này đánh dấu việc Hoàng Đế Meiji trở về an toàn sau chuyến đi Hokkaido trên một con thuyền năm 1876. Ngày này diễn ra vào thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7, được tổ chức để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cũng như nhằm nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo này.
10. Ngày của núi: ngày 11 tháng 8
Ngày này được tổ chức thực hiện từ năm 2016, tăng thêm một ngày nghỉ quốc dân, thể hiện ý nguyện tạo thêm cơ hội gần gũi với thiên nhiên. Nhiều hoạt động cùng gia đình đi leo núi của người Nhật diễn ra vào ngày này.
11. Tuần lễ Obon 13 đến 15 tháng 8
Lễ hội Obon diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8, mặc dù không phải là ngày lễ quốc gia nhưng người Nhật nghỉ tương đối dài vào những ngày này, đây chính là 1 trong 3 kỳ nghỉ dài nhất trong năm của người Nhật bên cạnh kỳ nghỉ Tết và kỳ nghỉ “Tuần Lễ Vàng”.
Lễ hội Obon giống như lễ xá tội vong nhân của Việt Nam, là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.
Obon còn là dịp để tổ chức vui chơi, giải trí. Nét đặc trưng trong lễ hội Obon chính là vũ điệu Bon Odori – vũ điệu tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên.
12. Ngày Kính Lão: thứ 2, tuần thứ 3 của tháng 9
Đây là ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình.
13. Ngày thu phân: khoảng ngày 23 tháng 9
Thường được tổ chức vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9, ngày đầu tiên của mùa thu tại Nhật Bản, vào ngày này sẽ có nhiều hoạt động dã ngoại diễn ra đặc biệt là các hoạt động đi ngắm lá phong mùa thu cực đẹp tại Nhật Bản
14. Ngày thể dục thể thao: Ngày thứ Hai tuần thứ hai của tháng 10
Ngày lễ này chính thức ra đời kể từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.
15. Ngày văn hóa: ngày 3 tháng 11
Đây là ngày lễ mang ý nghĩa khuyến khích sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống, tình yêu tự do, hòa bình. Chính phủ Nhật Bản sẽ chọn những người có thành tích xuất sắc nhất để khen vào ngày này.
16. Ngày lễ tạ ơn người lao động: ngày 13 tháng 11
Đây là ngày lễ nhằm tri ân, đề cao giá trị của sức lao động đồng thời cảm tạ cho một vụ mùa bội thu.
Ngày lễ này thông thường sẽ được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân sẽ hiến tặng những sản vật mới thu hoạch để tỏ lòng kính trọng và cảm tạ đối với thánh thần. Ngày lễ này tương đương với ngày lễ Tạ Ơn ở phương Tây.
17. Ngày sinh nhật của Thiên Hoàng: ngày 23 tháng 12
Ngày 23 tháng 12 là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay, ngày này sẽ tiếp tục chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước. T