Xin tư cách lưu trú tại Nhật Bản có các loại nào? Thời gian bao lâu?

Muốn sang được Nhật Bản để du lịch, thăm thân hay sinh sống làm việc dù dưới tư cách là thực tập sinh, kỹ sư, bảo lãnh hay bất kỳ hình thức nào khác thì chúng ta phải xin được visa – thị thực dưới tư cách lưu trú ghi cụ thể là gì của đại sứ quán và cục lưu trú của Nhật Bản cung cấp. Mời các bạn tìm hiểu về loại giấy tờ này trong bài viết dưới đây.

Visa Jpg

MỤC LỤC

1. Giấy chứng nhận Tư cách lưu trú là gì?

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là loại giấy phép dành cho người nước ngoài có thể sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản.Các loại tư cách lưu trú sẽ được cấp khác nhau tùy thuộc từng mục đích sinh sống và làm việc khác nhau khi người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản mà phân ra thời hạn lưu trú là căn cứ để đại sư quán Nhật Bản cấp visa – thị thực.

Đây là loại tư cách pháp luật trong Luật nhập cảnh, là giấy tờ bắt buộc chứng minh sự cư trú hợp pháp của người nước ngoài tại Nhật Bản nếu không muốn bị trục xuất về nước.

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú theo tiếng Nhật là 有資格証明書, tên tiếng Anh là Certificate of Eligibility (COE).

2. Có các loại tư cách lưu trú nào?

Có 27 loại tư cách lưu trú dành cho người nước ngoài có thể cư trú tại Nhật Bản. Nếu bạn có tư cách trong 27 loại kia thì bạn có thể tham gia các hoạt động nào đó khi lưu trú tại Nhật.

Có các loại tư cách lưu trú ngắn hạn và dài hạn với mục đích sử dụng khác nhau:

  Tư cách lưu trú ngắn hạn là các trường hợp lưu trú tại nhật với visa thời hạn 15 ngày, 30 ngày hoặc 30 ngày. Với tư cách lưu trú ngắn hạn dưới đây thì sẽ không cần phải có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE.

Du Lịch Nhật Bản

– Du lịch,

– Thăm thân,

– Công tác.

Tư cách lưu trú của người nhập cư nước ngoài tại Nhật Bản với thời hạn visa từ 90 ngày trở lên sẽ cần có giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE đó là các trường hợp sau:

Du Học Nhật Bản

– Du học

– Lao động

– Bảo lãnh người thân.

3. Thời gian chờ ra tư cách lưu trú

Thời gian xin tư cách lưu trú Nhật Bản từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn làm nộp hồ sơ lên xuất nhập cảnh.

4. Chuyển đổi các loại tư cách lưu trú.

Thay đổi tư cách lưu trú phổ biến đó là từ tư cách lưu trú diện du học sang diện đi làm. Với diện này thì thường phải xin đúng theo chuyên ngành bằng cấp học.

Ngoài ra có một diện thay đổi tư cách lưu trú nữa khá phổ biến đó là từ diện du học hoặc đi làm sang diện bảo lãnh người thân.

4.1. Các điểm lưu ý khi thay đổi tư cách lưu trú:

Làm việc theo hợp đồng với cơ quan công lập, dân lập tại Nhật Bản
Công việc cần kiến thức, kỹ thuật.v..v.. thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nhân văn học
Chuyên ngành đang theo học tại đại học, trường dạy nghề..v..v.. có liên quan đến công việc dự định làm
Mức thù lao nhận được phải tương đương hoặc cao hơn so với mức người Nhật nếu làm cùng công việc
Không có tiền án, không vi phạm pháp luật
Thực hiện các nghĩa vụ như thông báo..v.v.. theo Luật xuất nhập cảnh
Tính ổn định, khả năng duy trì của doanh nghiệp tuyển dụng

4.2. Các điểm lưu ý khi làm thủ tục xin thay đổi tư cách lưu trú:

Chuẩn bị sớm những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin thay đổi tư cách lưu trú
Thời gian xét duyệt khoảng 1~3 tháng, vì vậy cần nộp hồ sơ càng sớm càng tốt
Về nguyên tắc người nước ngoài phải tự mình nộp hồ sơ
Nếu tư cách lưu trú còn thời hạn vẫn có thể xin lại

5. Quy trình xin tư cách lưu trú và visa.

Bước 1: Nộp hồ sơ đầy đủ đã chuẩn bị trước cho cục xuất nhập cảnh.

Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn.

Bước 3: Xin thị thực ( visa ).

Bước 4: Thông báo kết quả.

6. Hồ sơ cần thiết khi xin tư cách lưu trú tại Nhật tư cách lưu trú: Kỹ thuật, thực tập sinh, kỹ sư

Check List

01 ảnh thẻ (4×3) ( Ảnh nền trắng, không đội mũ, được chụp trong vòng 3 tháng kể trước ngày nộp hồ sơ)

Giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng – bản gốc.Đối với cá nhân không tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên cần xuất trình Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn cao nhất, và chứng nhận có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên trong doanh nghiệp. (Giấy chứng nhận đương chức hoặc Giấy chứng nhận thời gian công tác)

Bảng điểm bậc học chuyên môn trở lên – bản gốc.

Sơ yếu lý lịch có dấu của địa phương

Phô tô công chứng CMT, sổ hộ khẩu, trích lục giấy khai sinh

,Tóm tắt quá trình và kinh nghiệm làm việc bằng tiếng Việt và tiếng Nhật

Đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam, có thể nộp bảng lương thay cho biên nhận đóng thuế.

Bản gốc và scan hộ chiếu (Chụp đầy đủ tất cả các trang)

Bản dịch tiếng Nhật của các giấy tờ nói trên. Không cần dịch tài liệu, văn bằng đã viết bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.

Viết bình luận của bạn