MỤC LỤC
I. Lý do trượt visa đi Nhật bao gồm các trường hợp sau đây.
1.Thông tin khai báo giấy tờ không chính xác
Có rất nhiều các lý do về việc khai thông tin khi xin visa không chính xác như cố tình bỏ qua thông tin bất lợi cho mình hoặc bất cẩn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ. Lý do sâu xa có thể do bạn tự làm hồ sơ xin visa không được hướng dẫn cụ thể, chưa có kinh nghiệm hoặc bạn cung cấp hồ sơ cá nhân cho bên dịch vụ chưa đầy đủ.
Trường hợp bạn đã từng vi phạm hay bị từ chối xin visa đi Nhật hãy chia sẻ với các đơn vị làm dịch vụ xin visa để tìm phương hướng xử lý trước khi nộp hồ sơ.
2. Giấy tờ về nước không hợp lệ, đầy đủ.
Các trường hợp về nước vì những lý do không mong muốn sẽ không được cấp những hồ sơ giấy tờ hợp lệ để quay lại Nhật Bản được như:
Bỏ trốn ra ngoài tại Nhật sau đó bị trục xuất về nước. Rất nhiều các trường hợp bỏ trốn ra ngoài làm việc vì nhiều cám dỗ về thu nhập, du học sinh hết hạn visa không xin được tư cách lưu trú mới, người lao động không được hài lòng đối với công việc hiện tại…
Về nước không đúng hạn hợp đồng.
Về nước vì vi phạm pháp luật tại Nhật Bản.
Tuy nhiên dù với lý do nào đi chăng nữa nếu các bạn trốn ra ngoài bất hợp pháp thì khi bị về nước thì các bạn hoàn toàn không có cơ hội quay lại. Trừ hiện tượng người Việt tìm mọi cách để trốn ở lại Nhật để sinh sống bất hợp pháp và không giấy tờ.
- Vậy giấy tờ hợp lệ khi làm thủ tục hồ sơ quay lại là gì:
Giấy chuyển giai đoạn ít nhất là giai đoạn 3.
Jitco hay OTIT,
Sơ yếu lý lịch tiếng Nhật khai lần 1.
Giấy tờ khác như chứng minh thư, hộ khẩu, bằng cấp, sức khỏe, ảnh …
3. Lý do trượt visa du học Nhật Bản
Không đủ tin cậy để chứng minh được với cục lưu trú Nhật để ra tư cách lưu trú.
Sai lệnh về thông tin bản thân, thông tin người bảo lãnh.
Không chứng minh được lý do học tập chính đáng.
Không chứng minh được quyết tâm và tài chính để đảm bảo việc đi du học.
Không chứng minh được mối quan hệ giữa người đi du học và người chu cấp tài chính.
Người bảo trợ, chu cấp tài chính không đủ năng lực tài chính để bảo trợ.
Học sinh hoặc người bảo lãnh được điện thoại phỏng vấn từ đại sứ quán hoặc cục xuất nhập cảnh không nghe máy nhiều lần hoặc trả lời thông tin không khớp với hồ sơ.
4. Ngoài ra sẽ còn một số lý do dẫn đến trượt visa như:
4.1 Trả lời phỏng vấn visa du học không tốt:
Tìm hiểu và chuẩn bị sẵn những câu hỏi cơ bản, học cách trả lời và lường trước các tình huống có thể xảy ra trước khi bạn đến phỏng vấn tại Đại sứ quán. Nếu trả lời không tốt rất dễ trượt visa.
4.2 Trình độ ngoại ngữ kém
Một số trường ở Nhật Bản,cần chưng chỉ tiếng Nhật ít nhất là N5 vì thế nếu không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ thì đây cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến trượt visa.
4.3 Vi phạm pháp luật.
Trong thời gian lao động tại Nhật, thực tập sinh vi phạm pháp luật, nội quy quy định nơi làm việc, nợ tiền cước mạng internet, điện thoại,…
Trong khoảng thời gian trở về nước, thực tập sinh vi phạm pháp luật Việt Nam.
4.4 Công ty tiếp nhận không đủ năng lực tiếp nhận.
Đối với thực tập sinh kỹ năng lần 2 muốn quay lại thuận lợi thì công ty tiếp nhận phải được đánh giá là công ty ưu tú.
Đối với trường hợp kỹ sư thì tùy vào độ uy tín, năng lực của công ty tiếp nhận và luật sư xử lý hồ sơ sẽ tỉ lệ thuận với khả năng đỗ visa.
II . Giải pháp cho các trường hợp trượt visa.
1. Chờ đủ thời hạn quy định để tiếp tục làm lại hồ sơ.
Thời gian chờ từ khi trượt visa đến lúc nên bắt đầu nộp lại hồ sơ xin visa lại đó là 6 tháng trở lên. Vì vậy các bạn không nên nóng vội nhé.
2. Xin lý do trượt visa cụ thể.
Để có thể giải trình lại để xin visa cho lần sau bạn hãy xin công ty hoặc trường học hay trung tâm mà các bạn nộp hồ sơ về lý do trượt visa. Tốt nhất là có giấy của cục gửi về.
3. Giữ các giấy tờ của lần đi trước.
Các bạn hãy lưu giữ các giấy tờ của lần đi trước cẩn thận từ các giấy tờ tùy thân, bằng cấp, lẫn CV khai … để làm căn cứ giải trình và xin visa cho lần tiếp theo.
4. Cung cấp đầy đủ thông tin cho đơn vị xử lý visa.
Lần trước các bạn đã trượt visa tư cách nào, lý do trượt là gì, hồ sơ thủ tục ra sao … các bạn nhất định phải trình bày đầy đủ để tư vấn viên hướng dẫn và tìm cách giải trình tốt nhất cho các bạn.
Nếu giấu thông tin thì kết quả vẫn sẽ là trượt thêm một lần nữa mà thôi.
5. Xin lại loại tư cách visa đúng quy định.
Nếu xin visa lần trước mà trượt loại tư cách visa nào thì nên xin đúng lại loại đó hoặc loại tư cách visa cao hơn thì việc giải trình sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ: lần trước trượt visa du học sinh thì nên xin tiếp visa du học hoặc kỹ sư. Nếu trượt visa thực tập sinh thì nên xin visa du học …
Xin visa đúng ngành nghề cũ mình đã xin và đúng với bằng cấp đối với trường hợp visa kỹ sư.
6. Lựa chọn tổ chức có năng lực.
Cần lựa chọn các đơn vị, luật sư có năng lực tốt, có kinh nghiệm về việc giải trình hồ sơ.
Lựa chọn các trường ngôn ngữ uy tín hay các công ty có năng lực tiếp nhận tốt.
Lựa chọn các công ty dịch vụ xin visa có kinh nghiệm, uy tín.